Hướng dẫn chơi Rubik 3×3×3 (Khối tiêu chuẩn) (Phần 1) - Huỳnh Phúc Trường Blog

Huỳnh Phúc Trường Blog

Huỳnh Phúc Trường Blog - Chia sẻ kiến thức (Đang phát triển)

test banner

Post Top Ad

Responsive Ads Here

Hướng dẫn chơi Rubik 3×3×3 (Khối tiêu chuẩn) (Phần 1)

Share This

Hướng dẫn chơi Rubik 3×3×3 (Khối tiêu chuẩn) (Phần 1)

Ảnh đại diện cho bài viết hướng dẫn chơi Rubik 3×3×3 (Khối tiêu chuẩn) (Phần 1)
Rubik là một trò chơi giải đố khá phổ biến trong những năm gần đây. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể giải khối Rubik một cách trơn tru mà không gặp phải khó khăn nào. Để giúp các bạn giải quyết phần nào khó khăn đó hôm nay mình xin hướng dẫn các bạn một số thủ thuật để giải khối Rubik 3x3x3 - khối thường được nhiều người lựa chọn khi bắt đầu chơi Rubik. Nếu bạn nào muốn tìm hiểu về lịch sử, phân loại cũng như một vài thông tin thú vị khác về Rubik thì các bạn có thể truy cập trang  wikipedia.

Để tránh tình trạng các bạn chán nản khi xem bài hướng dẫn của mình, mình sẽ chia bài hướng dẫn này thành 5 phần:
- Phần 1: Giới thiệu một số thông tin chung khi chơi Rubik.
- Phần 2: Giải tầng 1.
- Phần 3: Giải tầng 2.
- Phần 4: Giải tầng 3.
- Phần 5: Một số thủ thuật với Rubik.

Và hôm nay mình sẽ giới thiệu đến các bạn một số thông tin chung khi chơi Rubik.

1. Tên gọi các mặt của Rubik:

- Rubik 3x3x3 (Khối tiêu chuẩn) gồm 6 mặt với các tên gọi sau (các bạn xem hình 1 để dễ hiểu hơn):
Hình 1.

+ F (front): là mặt trước của Rubik.
+ B (behind): là mặt sau của Rubik.
+ U (up): là mặt trên của Rubik.
+ D (down): là mặt dưới của Rubik.
+ L (left): là mặt bên trái của Rubik.
+ R (right): là mặt bên phải của Rubik.

- Các dấu mũi tên chỉ chiều quay theo kim đồng hồ của một số mặt của khối Rubik:
+ Để chỉ mặt nào quay theo chiều kim đồng hồ, mình ghi tên của mặt đó.
+ Để chỉ mặt nào quay theo chiều ngược chiều kim đồng hồ, mình ghi tên của mặt đó kèm theo dấu phẩy.
VD: Nếu thấy công thức ghi F U' R2, mình sẽ xoay Rubik như sau:
+ Xoay mặt trước theo chiều kim đồng hồ.
+ Xoay mặt trên theo chiều ngược chiều kim đồng hồ.
+ Xoay mặt bên phải 2 lần theo chiều kim đồng hồ.


- Ngoài các tên gọi trên, đôi khi các bạn sẽ bắt gặp một số công thức có các chữ f,f',b,b',u,u',d,d',l,l',r,r' thì các bạn cũng tiến hành xoay như trên. Tuy nhiên khi xoay, ngoài xoay mặt đó, các bạn phải xoay thêm mặt ở giữa.

VD: 
Hình 2. L Hình 3. l
+ Nếu gặp công thức có chữ L, bạn sẽ xoay như hình 2 theo chiều kim đồng hồ. Nhưng nếu gặp công thức có chữ l, bạn sẽ xoay như hình 3 theo chiều kim đồng hồ.
Hình 4. U' Hình 5. u'
+ Nếu gặp công thức có chữ U', bạn sẽ xoay như hình 4 theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. Nhưng nếu gặp công thức có chữ u', bạn sẽ xoay như hình 5 theo chiều ngược chiều kim đồng hồ.

2. Một số thông tin khác:

- Trong bài hướng dẫn của mình thì mình sẽ ít dùng đến các khái niệm này. Nhưng các thông tin này sẽ giúp các bạn không bỡ ngỡ khi đọc tài liệu cũng như xem hướng dẫn của một số bạn khác. Gồm một số khái niệm sau:
+ Viên cạnh: là những viên mình tô màu đỏ trong hình 6.
+ Viên góc: là những viên nằm ở các góc của khối Rubik, mình tô màu đỏ trong hình 7.
+ Viên tâm hay viên giữa: là những viên nằm ở giữa của một mặt Rubik, mình tô màu đỏ trong hình 8.
Hình 6. Các viên cạnh Hình 7. Các viên góc Hình 8. Các viên tâm (viên giữa)
Như vậy, thông qua bài hướng dẫn này các bạn đã biết được một số thông tin chung khi chơi Rubik. Bài hướng dẫn hôm nay của mình xin phép được dừng ở đây, các bạn hãy đón chờ các phần sau. Nếu có gì thắc mắc các bạn có thể để lại bình luận ở bên dưới. Chúc các bạn thành công!!!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Responsive Ads Here

Pages